Đừng Bỏ Qua SEO Khi Xây Dựng Kênh Podcast

Đăng bởi Soundio lúc 7:58 / 02.08.2022

Nếu bạn muốn xây dựng khán giả, một trong những công cụ bị đánh giá thấp nhất hiện nay là đầu tư một trang giới thiệu về chương trình. Ở đó, trên trang giới thiệu về tập, bạn có thể sử dụng những công cụ huyền thoại là Từ khóa - thành phần màu nhiệm giúp khán giả tìm thấy bạn cho dù là bạn đang tạo một podcast, chứ không phải là một blog. Rất may là những phần giới thiệu này không cần phải dài và có rất nhiều công cụ giúp bạn tìm ra những gì mình cần viết. Đó là lý do tại sao bài viết này sẽ đi sâu về cách SEO từ khóa cho podcast.

Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc khi tạo một mô tả chương trình hoàn hảo để thu hút được nhiều khán giả.

Từ khóa “đuôi dài” và “đuôi ngắn”

Trước khi quyết định từ khóa, bạn cần xác định mục tiêu của mình. Bạn muốn tăng số lượng truy cập vào trang web của mình hay bạn muốn bắt đầu chuyển đổi số lượng đó thành những người nghe trong tương lai?

Thông thường, lựa chọn lý tưởng là mỗi thứ một chút. Từ khóa đuôi dài là những từ khóa cụ thể hơn. Chúng thường dài hơn và chức năng chính của chúng là thúc đẩy những lượng truy cập thực sự có giá trị đến trang web của bạn.

Từ khóa đuôi ngắn thường ít cụ thể hơn, nhưng mang lại cho bạn số lượng truy cập tổng thể cao hơn. Nó ít có khả năng giúp bạn chuyển đổi thành người nghe lâu dài.

Tóm lại, bạn nên dùng đến 1 hoặc 2 từ khóa đuôi dài trong phần giới thiệu chương trình của mình và có thể thêm một vài từ khóa đuôi ngắn để hỗ trợ.

Ví dụ: nếu bạn đang tạo một podcast về du lịch ở thành phố Châu Âu thì những cụm từ dài sẽ trở nên hữu ích hơn, chẳng hạn như “podcast về du lịch ở các thành phố Châu Âu”.

Nếu đối tượng người nghe mục tiêu của bạn có hãy thử cụm từ “podcast về chuyến du lịch của gia đình đến các thành phố Châu Âu”. Nếu podcast của bạn tập trung ở Berlin, hãy thử  “Podcast du lịch Berlin cùng với gia đình.” Bạn càng cụ thể càng tốt.

Khi đã xem xét những cụm từ đuôi dài cho podcast, bạn có thể thêm vào các điểm chính trong câu để nội dung nghe tự nhiên hơn. Ví dụ như bạn có thể thêm vào các cụm từ “Podcast tuần này nói về việc thăm Berlin cùng trẻ em và các mẹo du lịch khác dành cho gia đình” sẽ phù hợp.

Cách này sẽ dẫn đến kết quả tìm kiếm thấp hơn so với việc chỉ sử dụng các từ khóa đuôi ngắn như “podcast du lịch”. Tuy nhiên, những kết quả này sẽ có chất lượng tốt hơn nếu xét về những người thực sự nhấp vào podcast của bạn và nghe nó.

Hiểu ngôn ngữ của khán giả 

Biết cách người nghe của bạn nói dù sao cũng là một kỹ năng hữu ích cho việc làm podcast và viết blog, nhưng về mặt SEO, bạn sẽ có được nhiều khán giả hơn nếu biết cách họ tìm kiếm như thế nào. Bạn có thể nghiên cứu điều này theo nhiều cách khác nhau.

Bất kỳ trang web nào có trên 20 trang hoặc bài viết nên có chức năng tìm kiếm. Bạn có thể xem xét những gì người dùng đang tìm kiếm trên trang web của bạn. Rất có thể, họ cũng đang sử dụng các cụm từ tìm kiếm tương tự như trên Google.

Bạn cũng có thể theo dõi trên social để biết các khán giả đang giao tiếp với bạn như thế nào. Nếu bạn đã có số lượng theo dõi đáng kể thì bạn chỉ đơn giản là đọc các nhận xét trên các bài đăng của mình và ghi chú lại cách chúng được diễn đạt như thế nào. Nếu không thì bạn hãy tìm kiếm các hashtag bắt đầu bằng # trên các kênh social hiện nay.

Trong ví dụ mà chúng tôi đang sử dụng, bạn có thể thử cụm từ #travelpodcast trên Instagram hoặc #TravelTuesday trên Twitter (chúng tôi cũng đã có 1 bài viết về cách sử dụng Twitter làm công cụ chính để tăng lượng khán giả). Tìm hiểu xem các blogger, vlogger và podcaster khác trong lĩnh vực của bạn đang sử dụng những hashtag nào và lưu ý cách người nghe của họ nói chuyện.

Bạn cũng nên xem xét về nhân khẩu học. Những khán giả lớn tuổi có nhiều khả năng tìm kiếm bằng cách sử dụng các câu đầy đủ, trong khi khán giả trẻ tuổi sẽ tìm kiếm bằng từ khóa. Sự khác biệt về đoạn hội thoại thông dụng cũng cần được cân nhắc đến.

Podcast về những đôi dép lê tốt nhất nên mua ở Châu Âu sẽ có nhiều khả năng tiếp cận được đối tượng mục tiêu là khách du lịch ba lô Úc nếu bạn sử dụng từ “dây giày” trong phần mô tả chương trình!

Công cụ lập kế hoạch

Nếu bạn cần một số hỗ trợ về từ khóa, có một số công cụ sẵn có để giúp bạn.

Google Keyword Planner là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể tìm kiếm từ khóa và kiểm tra số liệu thống kê về tần suất mọi người đang tìm kiếm. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy thử nghiệm một vài tìm kiếm khác nhau để xây dựng ý tưởng về các cụm từ tìm kiếm phổ biến.

Đây cũng là một công cụ rất tiện dụng nếu bạn quyết định quảng cáo trên Google và muốn biết chủ đề nào nên quảng cáo.

Nếu chúng ta tìm kiếm "du lịch gia đình", chúng ta có thể thấy chủ đề này phổ biến nhất vào dịp năm mới ở Ireland và mọi người cũng tìm kiếm bảo hiểm du lịch, Intrepid Travel và mùa xuân.

Do đó, những từ khóa này sẽ rất hiệu quả nếu bạn sản xuất một podcast vào đầu năm về các hợp đồng bảo hiểm du lịch cho gia đình cho mùa xuân.

Tìm hiểu thêm xung quanh nó để biết lý do tại sao khán giả của bạn đang tìm kiếm bạn. Nó thậm chí có thể cung cấp cho bạn một số ý tưởng nội dung tuyệt vời.

Chúng tôi cũng muốn giới thiệu KWFinder là một công cụ tổng thể tốt. Bạn có thể tìm kiếm các chủ đề ở đây và nó sẽ giúp bạn đưa ra các từ khóa liên quan.

Công cụ này rất tốt để tìm các từ khóa đuôi dài và cho bạn biết cách làm nổi bật trang đầu tiên với các cụm từ tìm kiếm khác nhau. Bạn cũng có thể xem những trang web khác xuất hiện bằng cách sử dụng những cụm từ đó. Bạn nhận được 5 tìm kiếm miễn phí trong 24 giờ.

Kiểm tra sự cạnh tranh

Giống như những trang web khác, một trong những cách dễ nhất để tìm ra từ khóa là tự thực hiện tìm kiếm riêng của bạn. Hãy tưởng tượng bạn là một khán giả và đang tìm kiếm thứ gì đó mà bạn muốn dẫn đến blog của mình. Sau đó, bạn có thể quét một vài kết quả tìm kiếm đầu tiên để xem những từ và chủ đề nào thường có.

Đối với “du lịch gia đình đến Berlin”, từ “trẻ em” cũng phổ biến như những từ liên quan đến các điểm tham quan và phương tiện giao thông. Thu thập lại danh sách các từ, cụm từ, chủ đề phổ biến và nhập chúng vào các công cụ ở bên trên.

Cập nhật thường xuyên

Bạn nên cập nhật những nghiên cứu về từ khóa thường xuyên. Nếu có thể, hãy thực hiện kiểm tra nhanh mỗi khi bạn xuất bản podcast mới. Luôn cập nhật kiến ​​thức sẽ giúp tăng hiệu quả SEO từ khóa nhanh hơn.

Bạn cũng có thể khoanh vùng tốt hơn những từ khóa được, không hiệu quả và cập nhật phù hợp cho các bài đăng trong tương lai để đảm bảo khán giả của bạn không ngừng tăng lên.

Đó chỉ là một task nhỏ, nhưng một chỉ một số tìm kiếm nhỏ sẽ giúp bạn đi được một chặng đường dài. Bạn nên thử nghiệm một chút với nhiều từ khóa khác nhau, nhưng càng sớm tìm ra các từ khóa tốt nhất thì công việc của bạn sẽ càng dễ dàng hơn. Nhiều người làm podcast thường bỏ qua phần mô tả nhưng dành thời gian để đầu tư sẽ giúp cho công việc của bạn hiệu quả hơn.

Kiểm tra chất lượng các liên kết đến trang web của bạn từ các nguồn của bên thứ ba là cách khác để thúc đẩy SEO của bạn. Để biết thêm các tips cho vấn đề này, hãy tìm danh sách các thư mục podcast được liệt kê tại đây.

Bây giờ bạn đã quen với SEO từ khóa cho các podcast, đã đến lúc áp dụng kiến ​​thức này vào hành động. Lần tới khi bạn tải lên podcast và thực hiện phần mô tả chương trình kèm theo, hãy làm theo các bước được liệt kê ở đây và đảm bảo các từ khóa đuôi dài và đuôi ngắn chính xác cho bài đăng của mình. Bạn sẽ nhanh chóng có khán giả!

Nguồn: The Podcast Host

Soundio

The Sound traveller

logo

Công ty Cổ phần Công nghệ Soundio

Mã số thuế: 0316948016
do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 31/07/2021
Giấy xác nhận Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử số 4874/XN-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp ngày 26/08/2022
facebook iconinstagram iconyoutube icon

© 2021 Soundio. All Rights Reserved