Đăng bởi Soundio lúc 9:21 / 04.08.2022
Bạn từng nghĩ rằng việc thêm nhạc vào podcast sẽ tiếp cận dễ hơn tới thính giả và đang có ý định thực hiện podcast kèm theo một chút "mood" hay "tone" mà bạn muốn thêm vào sản phẩm của mình để tăng thêm phần thú vị. Nếu vậy thì hãy cùng Soundio nghiên cứu về việc thêm nhạc vào và xem một giai điệu có thể làm được gì đối với sản phẩm của bạn.
Ducking
Ducking là một kỹ thuật giảm âm lượng của bài nhạc để nó không bị át đi giọng nói của người thu. Đây là kỹ thuật đầu tiên cần tìm hiểu nếu bạn muốn thêm nhạc vào. Đa số những người làm podcast sẽ để âm lượng của bản nhạc ở mức hợp lý để giọng thu có thể nghe được rõ ràng. Tuỳ thuộc vào đó mà nhạc sẽ được giảm âm từ -5 đến -30dB.
Trong một vài chương trình, bạn có thể dùng bảng chỉnh âm để đẩy âm lên cao hoặc hạ âm xuống. Tuy nhiên, trong Audacity, công cụ Auto Ducking chuyên dụng để tự thực hiện thủ thuật này. Nguyên tắc của kỹ thuật này là kéo âm lượng của bài xuống trùng với giọng thu âm của tác giả trong một khoảng thời gian ngắn. (Độ mờ âm cũng thường xuyên được sử dụng, chúng ta sẽ nói về nó ở các bước bên dưới)
Vấn đề cần lưu ý của kỹ thuật này là với âm lượng quá thấp, bạn có thể sẽ làm mất đi cái chất của bài nhạc, làm cho nó lệch đi khỏi mục đích ban đầu của bạn.
Một cách khác để "duck" nhạc chính là giảm độ khuếch đại tại tần số trùng với giọng nói.
Trong bảng Multitrack của Audacity (bảng hiển thị sóng của cả giọng nói và nhạc), lựa chọn bản nhạc và nhấp vào bộ chỉnh sửa âm (Equalizer) và chọn Graphic Option. Hãy bắt đầu kéo các tần số xuống từ 250Hz đến 2500Hz, giảm từ -3 đến -6dB.
Quay lại và thử nghe xem sự thay đổi nhỏ này sẽ có gì khác biệt? Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vể sự rõ nét của âm thanh của cả giọng thu và bài nhạc. Điều này là do hầu hết thông tin và độ rõ ràng trong giọng nói của con người được thể hiện trong dải tần số 200 - 4000Hz. Vì vậy, nếu bản nhạc không xung đột với điều này trong bản phối của bạn, giọng nói sẽ "bật ra" rõ ràng.
Tips: Hãy nghe lời đóng góp của người khác sau khi chỉnh sửa. Chúng ta thường có xu hướng phát các bản nhạc quá to vì rất muốn thể hiện được cảm xúc trong cả bản ghi.
Khi nào bạn sẽ bắt đầu phát nhạc trong podcast của mình? Trước hay sau hay cùng một lúc khi giọng nói cất lên?
Khi bạn phát nhạc trước khi ai đó bắt đầu nói, bạn cần cân nhắc xem nhạc sẽ phát trong bao lâu (bao nhiêu giây) trước khi có giọng nói. Có hai điều cần xem xét: bạn đang cố gắng đạt được hiệu ứng cảm xúc gì? và nhạc sẽ được phát trong bao lâu?
Theo ý kiến của một nhạc sĩ - người viết nhạc cho phim, có một nguyên tắc chung là nếu nhạc được phát trong vài phút thì nó có thể phát lâu hơn trước khi có giọng nói. Tuy nhiên, nếu phần này ngắn thì có thể có một vài lưu ý. Hãy thử nghe lại bản ghi xem đã phù hợp chưa và thời gian phát ngắn hơn cũng có thể đem lại hiệu quả nếu bản nhạc tràn đầy năng lượng và có mục đích nâng cao năng lượng truyền tải của người nói.
Dưới đây là một ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc để nhạc phát đủ lâu để khơi dậy một số cảm xúc trước khi chủ podcast cất tiếng. Âm nhạc dưới mang một tâm trạng hoang dã, hướng tới tương lai và nếu nó không được chơi đủ lâu, bạn sẽ không thể hiểu được điều đó.
Việc phát âm nhạc ở một thời điểm sau khi ai đó bắt đầu nói chuyện thường khiến âm nhạc có sự hiện diện nhiều hơn.
Một vị khách nói rằng lần đầu tiên ông đến Trung Quốc vào năm 1989 và sau đó âm nhạc nổi lên - một bản nhạc techno sôi động mang âm hưởng châu Á - xuất hiện. Bằng cách phát nhạc sau đó, người nghe sẽ cảm thấy giật mình vì có thể họ đang mong đợi một số bản nhạc Trung Quốc khuôn mẫu (chẳng hạn như đàn nguyệt hoặc đàn tranh). Thay vào đó, âm nhạc đưa bạn vào thời hiện đại, thích hợp khi khách mời nói về cách Trung Quốc hiện đại hóa. Nếu nhạc được phát trước khi người nói bắt đầu nói, hiệu ứng rõ ràng sẽ bị tắt.
Dưới đây chúng ta sẽ nói về các hiệu ứng mờ dần khi chúng được sử dụng để chuyển đổi cảnh, nhưng cũng cần lưu ý rằng âm nhạc và hiệu ứng âm thanh thường mờ dần đi, đôi khi phát một hoặc hai giây ở chế độ nền trước khi phát ở mức âm lượng bình thường.
Podcast hay xuất hiện dạng âm thanh là các kênh clip ngắn về tin tức. Trong đó, âm thanh, âm nhạc và hiệu ứng phải đan xen vào kết cấu của câu chuyện. Đó là một ví dụ tuyệt vời để nghiên cứu cách truyền tải âm nhạc và các âm thanh khác một cách trôi chảy. Không phải lúc nào bạn cũng kết thúc một đoạn tường thuật một cách đột ngột, phát một đoạn nhạc để kết thúc đoạn đó và chuyển sang đoạn tường thuật khác sẽ khiến cho người nghe thoải mái hơn.
Thông thường, những clip mới (tùy thuộc vào độ dài của nó) được giới thiệu chỉ một hoặc hai giây trước khi kết thúc bài tường thuật, nhưng với âm lượng rất thấp. Đoạn clip cũng thường kéo dài thêm vài giây để làm âm thanh nền sau khi tiếp tục tường thuật
Điểm cần lưu ý chính là thời điểm chính xác để phát những lời đầu tiên thu âm khi nhạc đang chạy.
Nguyên tắc chung là không làm điều này ở những nốt cao rõ ràng hoặc nhịp mạnh, vì các từ có thể bị bóp nghẹt (ngay cả khi bạn đã giảm tần số rồi). Trước tiên, hãy phát ít nhất một câu hoặc cụm từ đầy đủ, sau đó giảm âm thanh tại một điểm không lấn át giọng nói.
Có 1 mẹo để dễ hiểu hơn là: Hãy thử tưởng tượng và nghĩ xem khi nào ca sĩ bắt đầu hát trong một bài hát?
Đối với podcast, bạn cần giảm âm nhạc chỉ trong một giây trước khi giọng nói phát ra và tiếp tục giảm âm lượng theo từng bước để thay đổi âm thanh mượt mà.
Khi lập kế hoạch cho một tập podcast, bạn nên chia nhỏ nó thành các phần riêng biệt (phần đầu, phần giữa và phần cuối). Giống như khi hình ảnh mờ dần từ một chương trình truyền hình hoặc phim, bạn cũng có thể sử dụng như vậy đối với âm nhạc như một dấu hiệu cho thấy bạn đang chuyển sang một phần mới.